THỦ TỤC XIN CẤP GCN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Những lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chi tiết nhất
Mục lục:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
- Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tu
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Dịch vụ xin Giấy chưgs nhận đăng ký đầu tư
- Câu hỏi khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư, theo đó nêu rõ nội dung hoạt động đầu tư, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và thời hạn thực hiện dự án đầu tư.”
Đây là loại giấy tờ mang ý nghĩa cho phép nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức có thể rót vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế (thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam để thực hiện dự án)
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam)
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam)
- Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Hay còn gọi là Hợp đồng dự án PPP – là Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam)
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có quốc tịch (cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng với Việt Nam.
- Ngành nghề đăng ký đầu tư không thuộc các ngành nghề bị cấm hoạt động. Tức là là phải nằm trong biểu cam kết WTO.
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý:
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhan.
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư. và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
- Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức:báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. Hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: xác nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm;
- Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như thủ tục thành lập công ty vốn Việt Nam.
Bước 5: Khắc dấu, làm biển của doanh nghiệp
Bắt buộc treo biển tại trụ sở chính trong suốt thời gian công ty hoạt động để tránh bị khóa mã số thuế.
Bước 6: Xin cấp Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đủ điều kiện hoạt động (trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam):
- Cấp Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc thành lập cơ sở bán lẻ hàng hóa ngoài địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Đối với một số ngành nghề sau khi hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện xin các giấy phép liên quan đến điều kiện hoạt động.- Ví dụ: Kinh doanh thực phẩm thì nhà đầu tư nước ngoài cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Kinh doanh giáo dục: Giấy phép đào tạo. Kinh doanh lữ hành: Giấy phép lữ hành…
Bước 7: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sau khi hoàn tất việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty phải mở tài khoản vốn đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.
Bước 8: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Sau khi doanh nghiệp được thành lập nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục sau thành lập tương tự như doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:
- Treo biển tại trụ sở.
- Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
- Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
- Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
- Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Kê khai nộp thuế theo quy định.
- Dịch vụ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Với phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 20.000.000 VNĐ, Quý khách hàng được sử dụng những dịch vụ như sau:
- Luật sư sẽ hướng dẫn quý khách hàng cung cấp thông tin và các giấy tờ thủ tục cần thiết;
- Tư vấn, hướng dẫn quý khách hàng các vấn đề liên quan đến ngành nghề kinh doanh;
- Tư vấn, hướng dẫn quý khách hàng đặt tên dự án, tên doanh nghiệp (theo đúng ngôn ngữ tiếng việt, ngôn ngữ tiếng anh, tiếng quốc tế và tên viết tắt);
- Tư vấn lựa chọn quy mô góp vốn, hình thức góp vốn, cơ cấu tổ chức và quản trị công ty;
- Tư vấn lựa chọn địa điểm thực hiện dự án đầu tư, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Tư vấn về các chế độ báo cáo Nhà đầu tư phải thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thay mặt Khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết với cơ quan nhà nước
- Đồng hành, hỗ trợ pháp lý thường xuyên, chủ động tránh các rủi ro có thể xảy ra.
- Câu hỏi khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Các hình thức đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài?
Sau khi hoàn tất việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài , công ty phải mở tài khoản vốn đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc cơ quan nào?
Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc dự kiến đặt trụ sở chính.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện:
- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch;
- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư bao gồm những tài liệu nào?
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (sao kê tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư).