TRANH TỤNG CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠ

Tranh chấp trong kinh doanh hay tranh chấp thương mại là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây cùng với sự nhường bước của khái niệm tranh chấp kinh tế – một khái niệm quen thuộc trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã ăn sâu trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam.

  1. Những tranh chấp về kinh doanh thương mại theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Tư vấn luật dân sự
  1. Những yêu cầu về kinh doanh thương mại theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
  • Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  • Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
  • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
  • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.
  1. Nội dung công việc tư vấn thực hiện

3.1 Giai đoạn tiền tố tụng

  • Xác định quan hệ phát sinh tranh chấp;
  • Xác định đối tượng, phạm vi khởi kiện;
  • Xác định chủ thể liên quan vụ việc;
  • Thu thập chứng cứ, xác định căn cứ thủ tục tố tụng;
  • Tổ chức hoà giải, thương lượng giữa các bên;
  • Lập phương án khả thi giải quyết vụ việc của thân chủ
  • Soạn thảo, hoàn thiện Hồ sơ khởi kiện;
  • Nộp Hồ sơ khởi kiện;

3.2. Giai đoạn xét xử Sơ thẩm, phúc thẩm         

  • Cung cấp chứng cứ và hoàn thiện Hồ sơ vụ án;
  • Soạn thảo đơn, Văn bản cần thiết liên quan tới nội dung tranh chấp;
  • Thương lượng, hoà giải trước và trong giai đoạn tố tụng (đối với vụ án Dân sự, Kinh tế, Hôn nhân gia đình …)
  • Soạn thảo, gửi Văn bản ý kiến bào chữa, bảo vệ thân chủ;
  • Tranh tụng bảo vệ quyền lợi của thân chủ tại phiên Tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
  • Xác định căn cứ khiếu nại, kháng cáo đối với Bản án sơ thẩm, Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Soạn thảo Đơn khiếu nại, Đơn kháng cáo;
  • Chuẩn bị Hồ sơ và các tài liệu cần thiết cho các giai đoạn Phúc thẩm, Giám đốc thẩm.
  • Nộp đơn yêu cầu thi hành án, hoãn thi hành án …

3.3. Tư vấn giai đoạn thi hành án dân sự

  • Tư vấn quy trình thực hiện thi hành án;
  • Tư vấn xác minh điều kiện thi hành án;
  • Tư vấn phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ;
  • Tư vấn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự;
  • Tranh chấp kinh doanh thương mại
  1. Một số vụ án đã tham gia:
  • Vụ án tranh chấp về hợp đồng kinh tế.
  • Vụ án tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa nhà thầu phụ và nhà thầu chính.
  • Vụ án tranh chấp hợp đồng gia công,…….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *