GIẤY PHÉP CÔNG BỐ SẢN PHẨM

GIẤY PHÉP CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Dịch vụ làm giấy công bố chất lượng sản phẩm uy tín

Mục lục :

  1. Khi nào cần công bố chất lượng sản phẩm
  2. Lợi ích khi công bố chất lượng sản phẩm
  3. Dịch vụ làm giấy công bố sản phẩm
  4. Quy trình dịch vụ làm giấy công bố sản phẩm
  5. Hồ sơ đăng ký công bố chất lượng sản phẩm
  6. Thời gian thực hiện
  7. Cam kết chất lượng dịch vụ
  8. Một số câu hỏi thường gặp
  9. KHI NÀO CẦN CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Ngoài những sản phẩm phải làm thủ tục tự công bố hoặc được miễn thủ tục tự công bố, các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Theo Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm quy định Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
  1. LỢI ÍCH KHI CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Việc công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc đối với những sản phẩm nằm trong danh mục quy định của pháp luật và không bắt buộc với những sản phẩm nằm ngoài danh mục. Tuy nhiên, việc công bố chất lượng sản phẩm luôn được khuyến khích thực hiện vì những lợi ích sau đây:

  • Công khai, minh bạchchất lượng, nguồn gốc, thành phẩn của sản phẩm giúp người tiêu dùng yên tâm khi lựa chọn, thúc đẩy hành vi mua hàng
  • Tăng độ uy tíncủa thương hiệu trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhưng chưa thực hiện thủ tục công bố.
  • Tạo điều kiện mở rộng thị trường, xuất khẩu ra nước ngoài
  • Được pháp luật giám sát, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp
  1. DỊCH VỤ LÀM GIẤY CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Một số khó khăn Khách hàng thường gặp phải:

  • Gặp khó khăn khi tìm hiểu thủ tục khi công bố sản phẩm
  • Hồ sơ nộp đến cơ quan nhà nước bị trả lại vì không đủ điều kiện
  • Không hạn chế được rủi ro dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý

Đối với dịch vụ làm giấy công bố sản phẩm:

  • Tư vấn, giải đáp mọi vấn đề pháp lý mà khách hàng vướng mắc
  • Phân tích, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra và đưa ra phương án giải quyết tối ưu
  • Thay mặt Khách hàng thực hiện mọi thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước
  • Xử lý mọi tình huống phát sinh
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên tục ngay cả khi đã hoàn thành dịch vụ
Sản phẩm Lệ phí Phí dịch vụ Phí kiểm nghiệm
Công bố mỹ phẩm trong nước 500.000 5.000.000/sản phẩm

4.000.000/sản phẩm khi công bố từ 10 sản phẩm trở lên

1.000.000 – 3.000.000
Công bố mỹ phẩm nhập khẩu 500.000 3.000.000/sản phẩm

2.000.000/sản phẩm khi công bố từ 10 -20 sản phẩm

1.500.000/sản phẩm khi công bố từ 20-50 sản phẩm

1.000.000/sản phẩm khi công bố từ 50 sản phẩm trở lên

Công bố thực phẩm 700.000 2.000.000/sản phẩm

1.500.000/sản phẩm khi công bố từ 5-10 sản phẩm

3.000.000 – 5.000.000/sản phẩm

(tùy thuộc chỉ tiêu và sản phẩm)

  1. BẢNG GIÁ DỊCH VỤ LÀM GIẤY CÔNG BỐ SẢN PHẨM
  2. QUY TRÌNH DỊCH VỤ LÀM GIẤY CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Bước 1: Tiếp nhận thông tin > tư vấn, giải đáp pháp lý cho Khách hàng

Bước 2: Xem xét tính phù hợp của các giấy tờ

Bước 3: Xem xét tình trạng sản phẩm và các thành phần cấu tạo có được phép sử dụng không.

Bước 4: Chụp hình sản phẩm và bao bì chứa đựng sản phẩm.

Bước 5: Xây dựng chỉ tiêu và nhận mẫu đi gửi kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y Tế công nhận.

Bước 6: Soạn thảo hồ sơ Tự công bố sản phẩm và hồ sơ Đăng ký bản công bố sản phẩm theo đúng quy định của Bộ Y Tế.

Bước 7: Gửi khách hàng ký hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công của Cục An Toàn Thực Phẩm/ Cục quản lý dược

Bước 8: Theo dõi hồ sơ, cập nhật tiến độ liên tục cho Khách hàng

Bước 9: Nhận kết quả và trao trả tận nơi cho Khách hàng

  1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phảm trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ phải phù hợp ISO 17025;
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu khách hàng phải thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

  1. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Đối với công bố mỹ phẩm:

Theo quy định thời gian tiếp nhận hồ sơ và cấp số công bố mỹ phẩm tình từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ là 03 ngày làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này thường lâu hơn so với quy định và thường kéo dài từ 15 – 20 ngày làm việc.

Đối với công bố thực phẩm:

  • Thời gian hoàn thành hồ sơ Tự công bố thực phẩm: 10-15 ngày làm việc bao gồm thời gian kiểm nghiệm.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ Đăng ký bản công bố thực phẩm: 15-20 ngày làm việc KHÔNG bao gồm thời gian kiểm nghiệm. (Riêng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thời gian 20-30 ngày làm việc).
  1. CAM KẾT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Chúng tôi biết Quý khách đang có rất nhiều sự lựa chọn. Làm sao để tìm được một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực xin Giấy phép kinh doanh vận tải với mức chi phí hợp lý? Với hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý với hàng nghìn hồ sơ đã được thực hiện, chúng tôi luôn cam kết mang đến một dịch vụ pháp lý tốt nhất với các tiêu chí sau:

  • Dịch vụ trọn gói, không phát sinh:chúng tôi luôn báo giá một lần trọn gói khi ký kết hợp đồng dịch vụ, không mập mờ, bôi vẽ để phát sinh chi phí.
  • Đảm bảo đạt hiệu quả công việc:Công việc được thực hiện bởi đội ngũ Luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm, đảm bảo tuân theo đúng quy định pháp luật và cam kết tỷ lên thành công 100%.
  • Hỗ trợ pháp lý xuyên suốt: luôn sẵn sàng hỗ trợ pháp lý miễn phí cho Quý khách mọi thắc mắc, vấn đề pháp lý quý khách gặp phải.
  1. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

9.1. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm gồm những gì?

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phảm trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ phải phù hợp ISO 17025;
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu, khách hàng phải thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

9.2. Chi phí kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm mất bao nhiêu tiền?

Chi phí dao động từ 1.000.000 – 5.000.000 tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và chỉ tiêu kiểm nghiệm.

9.3. Công bố chất lượng sản phẩm mất bao lâu?

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và ra kết quả theo quy định pháp luật từ 07-21 ngày tùy từng loại sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, thời gian thực tế thường kéo dài hơn 15-20 ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *